Quyền thừa kế nhà đất luôn là vấn đề được mọi người quan tâm, dù là người Việt hay đặc biệt là Việt kiều. Không ít những kiều bào băn khoăn về quy định của Pháp luật việt nam quy định như thế nào về quyền thừa kế tài sản đất đai của kiều bào. Việt kiều có được hưởng thừa kế nhà đất quận 11 hay không? Lộc Phát Land 68 sẽ giúp các độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Quy định chung luật thừa kế tài sản
Quy định theo Luật dân sự Việt Nam thì mọi cá nhân đều có quyền thừa kế tài sản dù mang quốc tịch Việt Nam hay không. Người chết có để lại di sản cho cá nhân là người Việt kiều hay nước ngoài theo di chúc và được lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Vậy nên dù là Việt kiều hay người nước ngoài, chỉ cần có di chúc để lại chắc chắn sẽ có quyền được hưởng thừa kế tài sản và sẽ được chia theo di chúc hoặc chi theo pháp luật nếu trong di chúc không ghi cụ thể.
Tuy nhiên phần sở hữu như thế nào sẽ phải dựa theo định của luật sở hữu đất đai. Cụ thể như nếu Việt kiều được chia đất nhưng không có nhà ở gắn liền cũng sẽ không được nhận mà sẽ phải ủy quyền và nhận giá trị tài sản tương đương.
Quy định Việt kiều được hưởng thừa kế tài sản đất đai
Theo điều 186 Luật đất đai 2013 quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ phân chia thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Việt kiều thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở
Các đối tượng được Luật nhà ở năm 2014 cho phép được sở hữu căn hộ gồm: Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam, Việt kiều quốc tịch nước ngoài nhưng có giấy tờ chứng minh gốc Việt, người có công với đất nước, người kết hôn với người Việt đang ở trong nước.
Tất cả những Việt kiều thuộc đối tượng này đều sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo quy định và theo di chúc, số lượng nhà ở, căn hộ sẽ không bị giới hạn. Điều này được quy định rõ tại điều 166 và điều 170 của Luật thừa kế đất đai.
Trường hợp 2: Việt kiều không thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở
Thông thường đối tượng được xếp vào không có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đó chính là: Người Việt Nam định cư tại nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài và không thể chứng minh được gốc Việt. Trường hợp này sẽ được xếp chung vào đối tượng là người nước ngoài.
Theo luật nhà ở 2014 thì đối tượng là người nước ngoài sẽ không được được sở hữu lâu dài đối với nhà ở mà chỉ được sở hữu với thời hạn là 50 năm. Do đó, khi có danh sách thừa kế nhưng Việt kiều thuộc trường hợp này sẽ không được cấp giấy sở hữu nhà ở và giấy quyền sử dụng đất.
Nếu có danh sách thừa kế thì có thể lựa chọn phương án tặng hoặc nhượng lại số tài sản nhà đất đó. Sau đó nhận tiền mặt với trị giá tương đương.
Một số lưu ý liên quan về nhận thừa kế đối với Việt kiều
Trường hợp Việt kiều thuộc đối tượng 1, có nghĩa là có quyền được nhận thừa kế và cấp giấy chứng nhận sở hữu nhưng không thể về nước. Việt kiều hoàn toàn có thể ủy quyền cho người trong nước đến làm thủ tục nhận thừa kế thay mình.
Để có được giấy ủy quyền, Việt kiều cần đến đại sứ quán hay lãnh sự quán – Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nơi Việt kiều đang sinh sống để chứng thực. Trong giấy phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến người được ủy quyền và người ủy quyền và có sự chứng thực của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi Việt kiều có được hưởng thừa kế đất đai quận 11 TPHCM hay không. Nếu có những thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.