Hiện nay nhiều Việt Kiều muốn mua nhà ở tại Việt Nam để đoàn viên cùng gia đình, bạn bè sau những chuỗi ngày xa cách. Và Việt Nam luôn mở rộng vòng tay chào đón Kiều bào của mình. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 3 đối tượng Việt Kiều được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin trước khi quyết định mua nhà nhé!
Việt Kiều là người có quốc tịch Việt Nam
Điều đầu tiên Việt Kiều khi về nước phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên. Đây là điều mà hầu hết Việt Kiều đều có thể đáp ứng. Bởi thủ tục và quy định xin cấp visa tại Việt Nam không quá khó, nhất là với Kiều bào của mình.
Nếu Việt Kiều là người có quốc tịch Việt nam thì có quyền sở hữu không giới hạn nhà ở tại Việt Nam. Có nhiều hình thức để xác lập. Cụ thể như: Mua nhà, nhận, tặng, cho, thừa kế, đổi nhà…Hoặc Việt Kiều được chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các dự án phát triển nhà ở của doanh nghiệp BĐS để xây dựng nhà cho riêng mình.
Ví dụ: Bạn A là người Việt Kiều sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhưng có quốc tịch tại Việt Nam. Nếu A muốn trở về nước được cấp visa thời hạn trên 3 tháng thì có quyền mua nhà hoặc nhận thừa kế nhà ở tại quận Tân Bình TPHCM.
Việt Kiều không có quốc tịch Việt Nam
Việt Kiều không thuộc trường hợp kể trên cũng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu mình thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người có công với đất nước được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật
- Việt Kiều là người có công với cách mạng: Có đầy đủ giấy tờ chứng minh được hưởng ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Người được Chủ tích nước tặng huy chương, huân chương, được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước, giải phóng dân tộc.
- Người đã và đang tham gia vào các tổ chức chính trị của nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên.
- Người được bầu vào ban chấp hành Trung Ưng Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Việt Kiều có đóng góp trong việc xây dựng quan hệ đối ngoại của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Việt Kiều được phong hàm học vị về khoa học, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể thao của Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Việt Kiều có chuyên môn, kỹ thuật đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam.
- Người có chồng hoặc vợ là công dân nước Việt Nam có giấy tờ chứng nhận kết hôn từ cơ quan có thẩm quyền.
Việt Kiều không thuộc hai đối tượng trên
Nếu Việt Kiều không nằm trong hai trường hợp kể trên vẫn có quyền sở hữu một căn hộ chung cư hay một ngôi nhà ở riêng lẻ nếu thuộc một trong những điều kiện sau:
- Người có đầy đủ giấy tờ chứng minh mình là người gốc Việt
- Người được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giẫy miễn thị thực. Trường hợp Việt Kiều đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được tặng hoặc thừa kế căn nhà khác thì chỉ được chọn sở hữu một ngôi nhà. Nhà còn lại có thể tặng hoặc bán để hưởng giá trị.
- Người có giấy tờ chứng minh mình gốc Việt hoặc có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp
– Đối với Việt Kiều có quốc tịch Việt Nam phải trình được hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu như mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy chứng minh mình còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của luật pháp về quốc tịch Việt Nam.
– Việt Kiều là người gốc Việt Nam: Có hộ chiếu nước ngoài và kèm theo các giấy tờ xác nhận mình là người gốc Việt được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép.
Trên đây là 3 đối tượng Việt Kiều được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc mua bán, sở hữu nhà ở. Chúc Kiều bào một ngày vui vẻ!