Trình tự, thủ tục, quy trình mua nhà ngân hàng thanh lý

Nhà ngân hàng thanh lý giá hời, vị trí đẹp, kết cấu tốt đã trở thành món hàng được nhiều người dùng và giới đầu tư săn đón. Vậy trình tự, thủ tục, quy trình mua bán nhà phát mãi khác gì so với những ngôi nhà thông thường. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác.

Nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng có mua bán được không?

Căn cứ quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp. Theo điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên thế chấp thì nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng được phép mua bán. Việc mua bán phải được tiến hành đúng quy định của pháp luật nếu được sự đồng ý của ngân hàng.

Nhà thế chấp ngân hàng có mua bán được không?
Nhà thế chấp ngân hàng có mua bán được không?

Để thực hiện việc mua bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng một cách an toàn, không phát sinh tranh chấp, kiện tụng. Bạn (bên mua) và bên bán (chủ ngôi nhà thế chấp) phải thỏa thuận và ký biên bản cam kết với ngân hàng về việc tất toán khoản vay. Sau khi khoản vay ngân hàng được trả xong thì ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về. Hai bên mua và bán sẽ tiến hành hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng.

Trình tự và thủ tục mua nhà ngân hàng thanh lý

Toàn bộ quá trình xử lý nhà thế chấp tại ngân hàng sẽ được thực hiện công khai, đúng quy định của pháp luật. Việc làm này đảm bảo tính khách quan, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích của các bên. Trình tự mua bán nhà ngân hàng phát mãi được thực hiện theo 5 bước cơ bản sau đây.

Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Đầu tiên, cơ quan phụ trách xử lý tài sản sẽ phát đi thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan về việc xử lý tài sản. Thông báo này sẽ được chuyển đến tận tay và lưu trữ tại các cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành thực hiện xử lý nhà ngân hàng thanh lý theo quy định của phát luật.

Trong đó pháp luật quy định rất rõ các nội dung khi đăng ký giao dịch bảo đảm. Một số nội dung bắt buộc giải trình là lý do tài sản bị xử lý, bản mô tả thông tin chi tiết về tài sản, nghĩa vụ bảo đảm, địa điểm, thời gian và phương pháp xử lý tài sản theo sự đồng thuận, hợp pháp giữa ngân hàng và bên đi vay.

Định giá nhà ngân hàng thanh lý

Đối với những trường hợp trong hợp đồng không nêu rõ thỏa thuận về giá trị nhà. Khi bên vay không có khả năng thanh toán nợ, ngôi nhà thế chấp sẽ được tiến hành định giá theo 2 hình thức:

  • Định giá tài sản
  • Ngân hàng và cá nhân, doanh nghiệp đi vay thỏa thuận với nhau về giá trị ngôi nhà sao cho vừa khách quan, vừa phù hợp giá cả thị trường.

Bán nhà ngân hàng thanh lý

Bán tài sản một trong những bước quan trong khi ngân hàng thanh lý nhà đất thế chấp. Trước khi tiến hành xử lý nhà thế chấp thì bên vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng về việc thanh toán các chi phí phát sinh. Ngôi nhà sẽ được mang đi bán đấu giá nếu hợp đồng không ghi rõ phương thức xử lý do bên vạy không có đủ khả năng thanh toán.  Tài sản mang đi đấu giá sẽ được niêm yết và công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đấu giá nhà phát mãi
Đấu giá nhà phát mãi

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được từ việc thanh lý nhà đất thế chấp trước tiên được dùng để thanh toán các chi phí phát sinh. Một số chi phí sẽ được thanh toán là chi phí bảo quản hồ sơ, xử lý tài sản,…. Số tiền còn lại sẽ tiến hành phân bổ theo đúng thỏa thuận, quy định của pháp luật hiện hành. Số tiền thanh lý nhà đất phát mãi sẽ được xử lý theo hai trường hợp:

Trường hợp số tiền đấu giá thu được sau khi thanh toán các chi phí phát sinh có giá trị nhỏ hơn tài sản thế chấp được bảo đảm. Lúc này pháp luật sẽ xác định bên vay là nghĩa vụ không có bảo đảm và người đi vay phải thanh toán cho ngân hàng số tiền còn thiếu.

Trường hợp số tiền đấu giá thu được sau khi thanh toán các chi phí phát sinh có giá trị lớn hơn tài sản thế chấp được bảo đảm. Toàn bộ số tiền chênh lệch sau khi tất toán khoản vay sẽ thuộc về người có quyền sở hữu tài sản.

Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người kế sở hữu 

Bên mua và bên có tài sản phát mãi sẽ cùng nhau đến văn phòng công chứng để lập hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng mua bán ký kết xong, tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có bất động sản. Cả hai sẽ thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Chuyển quyền sở hữu nhà ở
Chuyển quyền sở hữu nhà ở

Hồ sơ sang tên bao gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng mua bán có công chứng chứng thực

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

– Đơn đề nghị đăng ký biến động

– Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục, quy trình mua nhà ngân hàng thanh lý. Hy vọng qua bài viết bạn có thêm thông tin hữu ích và vững tin trước khi mua nhà ngân hàng phát mãi. Bạn có nhu cầu mua nhà ngân hàng thanh lý hoặc có vướng mắc cần giải đáp đừng ngần ngại liên hệ https://locphatland68.com/