Nhà ngân hàng thanh lý thường có giá thấp hơn so với giá nhà trên thị trường. Tuy nhiên, mua nhà ngân hàng thanh lý thường tiềm ẩn một số nguy cơ mà chúng ta không thể lường trước. Đó là những nguy cơ rủi ro nào? Tìm hiểu về bản chất của những ngôi nhà được ngân hàng thanh lý trong nội dung bài viết dưới đây.
Khái niệm nhà ngân hàng thanh lý
Nhà ngân hàng thanh lý là tài sản được chủ sở hữu mang ra thế chấp khi vay vốn. Đến thời hạn phải thanh toán đã không có đủ khả năng để trả lợ cho ngân hàng. Khi này, ngân hàng có quyền tịch thu căn nhà đã được thế chấp để thu hồi vốn và lãi.
Việc gắn liền chữ “thanh lý” với những ngôi nhà này khiến người khác ngầm hiểu rằng ngôi nhà này sẽ được bán với giá rẻ hơn so với giá trị thực tế của ngôi nhà trên thị trường. Lúc này người bán chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn, không tính chuyện kiếm lợi nhuận.
Ai có quyền bán nhà ngân hàng thanh lý?
Chúng ta vẫn thường bắt gặp nhiều thông tin bán nhà ngân hàng thanh lý thông qua các tờ rơi quảng cáo hoặc người môi giới. Tuy nhiên, sự thật không phải tất cả đều là nhà ngân hàng muốn bán thanh lý. Để tránh rủi ro khi có ý định mua nhà ngân hàng thanh lý, người mua cần hiểu rõ ai là người có quyền bán nhà ngân hàng thang lý.
Chỉ có 2 đối tượng được pháp bán nhà do ngân hàng thanh lý. Đó là:
- Chủ sở hữu nhà, người vay vốn ngân hàng: Trước khi tịch thu nhà, ngân hàng thường cho phép chủ sở hữu rao bán chính căn nhà đó. Mục đích là để ngân hàng có thể thu hồi được vốn và lãi. Đồng thời chủ sở hữu ngôi nhà cũng có thể bán được với giá như mong muốn để mang về được khoản tiền lớn nhất có thể. Qua đó có thể tăng lợi ích của chủ sở hữu lên mức tối đa. Để thực hiện điều này, ngân hàng và chủ sở hữu ngôi nhà sẽ có một số thỏa thuận để học có thể tự mình rao bán, nhận tiền trả ngân hàng.
- Ngân hàng rao bán nhà thanh lý: Khi chủ căn nhà thế chấp không đồng ý hoặc không thể tự mình bán thì ngân hàng sẽ chính thức rao bán nhà với sự can thiệp của pháp luật. Các thông tin về căn nhà được thanh lý sẽ được cập nhật trên website chính thức, các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức phát tờ rơi không được sử dụng đối với trường hợp này.
Tại sao nhà ngân hàng thanh lý lại có giá hấp dẫn?
Nhà được ngân hàng thanh lý luôn là một loại bất động sản hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư vì những nguyên nhân như:
- Giá rẻ: Nhà do ngân hàng bán ra chỉ có mục đích thu hồi vốn, không nhằm mục đích sinh lời. Do đó thường có giá thành rẻ hơn so với giá thị trường. Thông thường, giá khi ngân hàng định giá nhà đất sẽ chỉ đạt 70 – 80% giá thị trường.
- Uy tín: Ngân hàng là một tổ chức tài chính đặc biệt uy tín trong quan niệm của mọi người dân. Ngân hàng càng lớn, độ uy tín càng cao. Do đó, một ngôi nhà được thanh lý đã mang lại sự hấp dẫn không nhỏ. Một ngôi nhà do ngân hàng thanh lý lại càng có sự hấp dẫn tuyệt đối.
Những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà ngân hàng thanh lý
Một số rủi ro có thể gặp khi mua nhà ngân hâng thanh lý mà người mua cần biết
Trước khi mua nhà ngân hàng thanh lý
Nhiều kẻ lợi dụng mác nhà ngân hàng thanh lý để bán nhà của mình hoặc thuộc dự án của công ty mình, không phải nhà do ngân hàng thanh lý. Thông thường những căn nhà này thường khó bán do một số lý do nào đó. Những kẻ môi giới, mua bán nhà theo hình thức lừa đảo như thế này tuyệt đối không phải những kẻ đáng tin.
Sau khi mua nhà ngân hàng thanh lý
Về mặt pháp lý: Người vay vốn là chủ sở hữu căn nhà nhưng ngân hàng mới có quyền bán nhà. Xung đột pháp lý có thể xảy ra nếu như các bên không đạt được những thỏa thuận với nhau. Thời gian hoàn tất thủ tcj sẽ bị kéo dài.
Về phương thức giao dịch: Mua nhà ngân hàng thanh lý sẽ phải tiến hành giao dịch với đầy đủ 3 bên gồm người vay vốn – người mua – ngân hàng. Thủ tục phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn cho việc giao dịch.
Có thể xảy ra trường hợp kiện tụng, khiếu nại: Khi chủ sở hữu không đồng ý rao bán, hoặc không đồng ý với giá bán có thể sẽ dẫn đến việc kiện cáo, khiếu nại. Điều này sẽ khiến thời gian bị kéo dài cũng như phát sinh thêm các khoản chi phí khác.
Mua nhà ngân hàng thanh lý một cách suôn sẻ là may mắn không phải ai cũng có thể gặp được. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy đến, người mua nên chuẩn bị sẵn kiến thức pháp luật cũng như tâm lý sẵn sàng ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn đã rút ra cho mình được những kinh nghiệm cần thiết.